Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ trải qua rất nhiều thay đổi từ bên trong cho đến bên ngoài. Rất nhiều mẹ thấy tự ti về tình trạng da khô, nám sạm. mụn trứng cá,… do rối loạn nội tiết khi mang thai. Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng này và cải thiện thế nào? Hãy cùng Oeneva tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
1. Tại sao rối loạn nội tiết xảy ra trong thai kỳ
Trong thời kỳ mang thai cơ thể chị em sẽ xảy ra những thay đổi nhất định trong hệ thống hormone, có nhiều hormone mới được sinh ra, đồng thời giảm tiết một số hormone để đảm bảo cho sự an toàn và phát triển của thai nhi.
Cụ thể khi mang thai, nhau thai (rau thai) sẽ sản sinh ra một số hormone như:
Beta-hCG: một hormone tương tự như FSH và LH, có tác dụng duy trì thể vàng và ngăn sự phóng noãn, kích thích buồng trứng liên tục sản sinh ra estrogen và progesterone để duy trì thai kỳ.
Hormone tương tự hormone kích thích tuyến giáp: Estrogen kích thích các tế bào gan, làm tăng nồng độ globulin liên kết tuyến giáp, khiến thyroxine toàn phần tăng lên.
Hormone phóng thích corticotropin (CRH): Kích thích quá trình sản sinh ACTH ở người mẹ, từ đó làm tăng lượng hormone tại tuyến thượng thận, đặc biệt là aldosterone và cortisol.
Hormone HPL: Có cấu trúc tương tự hormone tăng trưởng GH và prolactin. Hormone này tăng theo sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. HPL có khả năng làm giảm tác động của insulin trong cơ thể mẹ, dẫn đến rối loạn dung nạp glucose, gây tiểu đường thai kỳ.
Theo các chuyên gia, sở dĩ mang thai làm thay đổi chức năng của hầu hết các tuyến nội tiết do nhau thai sản sinh ra hormone và hầu hết chúng tuần hoàn dưới dạng gắn kết với protein, trong khi đó sự liên kết protein lại tăng lên trong suốt giai đoạn mang thai, từ đó dẫn đến rối loạn nội tiết tố.
2. Dấu hiệu nhận biết rối loạn nội tiết khi mang thai
Mẹ có thể nhận biết tình trạng rối loạn nội tiết khi mang thai qua các dấu hiệu dưới đây:
2.1. Dấu hiệu bên ngoài
Tình trạng rối loạn nội tiết khiến làn da của các mẹ xuất hiện mụn trứng cá, thô ráp, kém đàn hồi, chảy xệ và xuất hiện nhiều nếp nhăn.
Đồng thời sự thay đổi nội tiết trong giai đoạn này cũng khiến tăng sinh melanin khiến da bị nám sạm, tàn nhang… Ngoài ra, nhiều chị em cũng gặp phải tình trạng tóc khô xơ, chẻ ngọn, gãy rụng nhiều hơn trước, không còn vẻ mượt mà, óng ả.
Hiện tượng thiếu hụt hormone progesterone trong cơ thể còn làm kích thích sự thèm ăn, ngăn cản quá trình đốt cháy chất béo, khiến các mẹ bị tích mỡ nhiều ở vùng bụng, hông đùi và bắp tay. Ngoài ra, chị em cũng có thể gặp hiện tượng tích nước, phù nề ở tay chân và mặt trong thai kỳ.
☛ Tìm hiểu thêm:
2.2. Dấu hiệu tâm lý, mất ngủ
Rối loạn nội tiết tố cũng khiến chị em có những thay đổi về mặt tâm lý như vui buồn thất thường, dễ cáu gắt, hay suy nghĩ, lo âu, rơi vào trạng thái tinh thần bất an, trầm cảm,…
Tình trạng thiếu hụt progesterone là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị mất ngủ và ngủ không ngon giấc, làm cho cơ thể mệt mỏi, khó chịu, gây ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và tinh thần của chị em. Đáng nói, mất ngủ kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ bị trầm cảm.
2.3. Suy giảm chức năng sinh lý
Thông thường nếu mẹ bầu có sức khỏe bình thường, bác sĩ chỉ khuyến cáo nên kiêng cữ sinh hoạt vợ chồng trong tam cá nguyệt đầu tiên, sau đó vẫn có thể “quan hệ” nhẹ nhàng ở những tháng sau. Tuy nhiên, khi bị rối loạn nội tiết, chị em sẽ cảm thấy giảm ham muốn tình dục; kéo theo đó là âm đạo bị khô gây đau rát, khó đạt được khoái cảm như trước.
Hỏi đáp: Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không?
3. Lời khuyên để cải thiện các vấn đề nội tiết trong thai kỳ
Tình trạng rối loạn nội tiết tố khi mang thai có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Theo đó, thiếu hụt HCG có thể dẫn đến suy hoàng thể và sảy thai; trong khi đó thiếu hụt estrogen sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, đồng thời khiến mẹ gặp phải tình trạng khó sinh, ít sữa. Thiếu progesterone khiến chức năng bảo vệ bào thai suy giảm, dẫn đến sảy thai và sinh non.
Đáng nói, rối loạn nội tiết rất dễ bị nhầm lẫn với các hiện tượng sinh lý thường gặp khi chị em mang bầu. Do đó chúng ta không thể chỉ dựa trên những triệu chứng đơn thuần và đưa ra kết luận về tình trạng rối loạn nội tiết tố khi mang thai, càng không được tự ý điều trị bằng các sản phẩm bổ sung, cân bằng nội tiết tại nhà.
Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, khi có những dấu hiệu nghi ngờ bị rối loạn nội tiết, mẹ hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết tại nhà:
3.1. Chế độ dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh sẽ giúp mẹ có được thai kỳ khỏe mạnh, đồng thời cải thiện tình trạng thiếu hụt nội tiết hiệu quả. Các chuyên gia cho biết, mẹ nên tăng cường bổ sung những thực phẩm như:
Đậu nành:
Có lượng lớn estrogen tự nhiên, đồng thời chứa phytoestrogen giúp cơ thể sản sinh estrogen hiệu quả. Không những vậy, trong đậu nành còn có hàm lượng vitamin D dồi dào, giúp xương của mẹ và thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.
Có thể mẹ quan tâm: Lên mụn nhiều ăn đậu hũ có sao không?
Quả hạch:
Thường xuyên bổ sung các loại quả hạch như óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ,… sẽ giúp thúc đẩy quá trình sản xuất hormone, cân bằng nội tiết. Ngoài ra đây cũng là nhóm thực phẩm có thành phần dinh dưỡng cao, giúp trí não của thai nhi phát triển toàn diện hơn.
Cá hồi:
Cá hồi rất giàu omega-3, có tác dụng thúc đẩy cơ thể sản sinh hormone sinh dục, cân bằng nội tiết. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng amino acid trong cá hồi sẽ kích thích sản sinh đủ testosterone để cân bằng estrogen.
Thịt gà:
Ngoài việc cung cấp protein cho cơ thể, thịt gà còn chứa chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là vitamin B3 – một dưỡng chất có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp các hormone giới tính.
Rau xanh:
Hợp chất indole-3 carbinol được tìm thấy trong các loại rau màu xanh đậm như súp lơ, rau chân vịt, rau cải xoăn,… sẽ giúp hạn chế tình trạng thiếu hụt nội tiết khi mang thai.
Ngoài ra, các thành phần khác như canxi, sắt, kẽm, mangan, đồng và các hợp chất chống oxy hóa,… có trong rau xanh sẽ giúp mẹ giảm đầy hơi, điều chỉnh tâm trạng và kích thích sản sinh estrogen.
Song song với đó, trong giai đoạn “bầu bí”, chị em cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe, nội tiết và sự phát triển của thai nhi như đồ ăn cay nóng, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, các món chiên xào nhiều dầu mỡ, rượu bia, cà phê và chất kích thích,…
3.2. Sinh hoạt lành mạnh
Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng khoa học, phù hợp, mẹ bầu cũng cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh để có một cơ thể khỏe mạnh và thai kỳ an toàn, đồng thời đẩy cải thiện chứng rối loạn nội tiết.
Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya: Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp mẹ có đầu óc tỉnh táo, tinh thần thoải mái hơn. Không chỉ vậy, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp cơ thể sản sinh hormone estrogen và điều hòa nội tiết tố hiệu quả.
Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, không làm việc quá sức, tránh tình trạng căng thẳng, stress.
Duy trì thói quen tập luyện nhẹ nhàng: Mẹ nên tạo thói quen tập luyện nhẹ nhàng, đều đặn với các động tác yoga, bơi lội hoặc đi bộ,… để cảm thấy thư thái hơn. Không những vậy, tập luyện cũng là giải pháp giúp các mẹ cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết tố một cách tự nhiên và hiệu quả.
☛ Tìm hiểu thêm: Top 6 bài tập cân bằng nội tiết tố nữ không nên bỏ qua!
Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng rối loạn nội tiết tố khi mang thai. Hơn hết, mẹ bầu hãy thường xuyên theo dõi sức khỏe và chủ động thăm khám ngay khi cơ thể có những dấu hiệu “khả nghi”. Rối loạn nội tiết còn có thể kéo dài đến giai đoạn sau sinh, chú ý theo dõi các dấu hiệu thường xuyên để có giải pháp xử lý kịp thời.
Đọc thêm: