Thuốc tránh thai là một trong những phương pháp kế hoạch hoá gia đình được nhiều phụ nữ lựa chọn bởi tính tiện dụng cao, không gây đau đớn và chi phí hợp lý. Tuy nhiên, nhiều chị em phản ánh rằng, việc sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài có thể gây nám da. Vậy, thực hư về tình trạng uống thuốc tránh thai gây nám da là gì? Bài viết hôm nay sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu vấn đề này.
Nội dung bài viết
1. Thuốc tránh thai có gây nám da không?
Trước khi giải đáp câu hỏi này, chị em cần nắm được nguyên nhân hình thành các vết nám trên da và tác động của thuốc tránh thai. Theo đó, nám da là tình trạng gia tăng hắc sắc tố melanin dưới da. Hiện tượng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến nhất là rối loạn nội tiết tố. Tình trạng này thường xuất hiện trong một số thời điểm như: mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh, điều trị bằng thuốc nội tiết,…
Thuốc tránh thai được xếp vào nhóm thuốc nội tiết, thường chứa 2 hoạt chất gồm: estrogen và progesteron. Thuốc có khả năng làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể, qua đó kiểm soát hoạt động của buồng trứng, ngăn sự rụng trứng tự nhiên vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
Như vậy, việc sử dụng thuốc tránh thai trực tiếp can thiệp vào hoạt động nội tiết của cơ thể. Điều này hoàn toàn có thể gây ra rối loạn nội tiết, kích thích tăng tổng hợp melanin hắc sắc tố dẫn đến hình thành mảng nám trên da. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người sử dụng thuốc tránh thai đều gặp phải tình trạng này.
Sạm, nám da là tác dụng phụ thường gặp ở các dòng thuốc tránh thai chứa progestin thế hệ cũ. Nám thường xuất hiện sau khoảng 2 – 3 tháng và có thể tự hết nếu bạn ngưng dùng thuốc. Tuy nhiên, khi vết sạm nám chịu tác động của ánh nắng mặt trời hay tia tử ngoại, chúng có thể đậm màu lên và mất nhiều thời gian hơn để biến mất.
2. Các phương pháp tránh thai có thể gây nám da
Hiện nay, các phương pháp tránh thai hoạt động dựa trên 2 cơ chế chính gồm: tạo rào cản vật lý và tác động nội tiết. Trong đó, những phương pháp làm thay đổi nội tiết tố nhằm cản trở quá trình rụng trứng và thụ tinh được cho là có khả năng gây nám da ở chị em phụ nữ.
Ngoài thuốc, những phương pháp tránh thai có thể gây nám da thường gặp gồm:
- Vòng tránh thai chứa hormone: Dụng cụ đặt trong âm đạo có khả năng giải phóng estrogen và progestin cho tác dụng tránh thai trong vòng 3 – 6 năm.
- Miếng dán tránh thai: Có thiết kế như hình con tem được dán trực tiếp trên da để tiết hormone qua da. Bạn chỉ cần thay miếng dán 1 lần/ tuần x3 tuần/ tháng là có thể tạo ra tác dụng tránh thai như uống thuốc.
- Tiêm thuốc tránh thai: Mỗi lần tiêm có hiệu lực tránh thai trong 3 tháng. Tuy nhiên, cách này gây khá nhiều tác dụng phụ như: rong huyết, loãng xương, khả năng có thai phục hồi chậm,…
- Que cấy tránh thai: Được cấy ở vùng bắp tay cho hiệu quả tránh thai trong 3 năm. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với: mẹ cho con bú dưới 6 tuần, có huyết khối tĩnh mạch sâu, đang xuất huyết âm đạo,… Đọc thêm về tình trạng nám da do dùng que cấy tránh thai.
Trong thời gian mới thực hiện các biện pháp tránh thai này, chị em cần theo dõi sát các phản ứng của cơ thể. Ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường cần thăm khám sớm và chủ động thông báo cho bác sĩ những vấn đề mình đang gặp phải.
3. Loại thuốc nào có thể gây nám da?
Không ít trường hợp chị em nghĩ mình bị nám da do dùng thuốc tránh thai nhưng thực tế không phải. Tình trạng này thường xảy ra ở những người đang đồng thời sử dụng nhiều loại thuốc, trong đó có một số thuốc cũng có tác dụng phụ gây nám trên da.
Về cơ chế, những loại thuốc này có thể tác động đến hoạt động nội tiết hoặc làm tăng tính nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời, kích thích quá trình tổng hợp tế bào melanin hắc sắc tố dưới da, gây nám da. Có hai loại phản ứng thuốc nhạy cảm với ánh sáng mặt trời trên da gồm:
- Dị ứng ánh sáng: Tia UV trong ánh sáng mặt trời làm thay đổi cấu trúc của thuốc dẫn đến kích phát phản ứng dị ứng gây phát ban trên da.
- Ngộ độc ánh sáng: Thuốc hấp thụ tia UV sau đó giải phóng vào da, gây chết tế bào dẫn đến các tổn thương lâu dài trên da.
Những loại thuốc có thể gây tác dụng phụ tăng nhạy cảm với ánh nắng trên da gồm:
- Thuốc kháng sinh: Bao gồm các loại như ciprofloxacin, doxycycline, ofloxacin, tetracycline, trimethoprim, sulfadiazine, sulfamethoxazole và sulfasoxazole.
- Thuốc chống nấm: Thường gặp như flucytosine, griseofulvin và voriconazole.
- Thuốc kháng histamin: Phổ biến như cetirizin, diphenhydramine, loratadin, promethazine và cyproheptadine.
- Thuốc hạ Cholesterol: Bao gồm các loại simvastatin, Atorvastatin, Lovastatin và Pravastatin.
- Thuốc chống viêm NSAIDs: Thường gặp như ibuprofen, naproxen, celecoxib, Piroxicam và ketoprofen.
- Thuốc retinoid: Bao gồm acitretin và isotretinoin.
Khi sử dụng những loại thuốc này, bạn cần tăng cường áp dụng các biện pháp bảo vệ da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuyệt đối đừng quên sử dụng kem chống nắng, bôi trước khi ra ngoài 30 phút và bôi lặp lại sau mỗi 4 tiếng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các thiết bị bảo hộ như mũ, kính, áo chống nắng, bao tay,… để giảm tối đa nguy cơ ánh nắng gây tổn thương trên da.
4. Bị nám da do ảnh hưởng của thuốc có thể tự khỏi không?
Câu trả lời là: Có thể. Về bản chất, nám da là do sự gia tăng tỷ lệ tế bào melanin hắc sắc tố dưới da. Trong khi đó, chu kỳ sống của tế bào da là khoảng 2 – 3 tuần. Điều này có nghĩa là, nếu nám da xảy ra là do tác dụng phụ của thuốc, tình trạng này có thể tự hết sau khi thuốc được đào thải hết khỏi cơ thể và tế bào da mới được hình thành.
Tuy nhiên, chị em cần lưu ý rằng nám da do ảnh hưởng của thuốc chỉ có thể tự khỏi khi da không chịu tác động của các yếu tố gây nám khác như: ánh nắng mặt trời, mỹ phẩm kém chất lượng, viêm da, rối loạn nội tiết hay stress kéo dài. Điều này có nghĩa là sau khi dùng thuốc chị em cần chủ động điều chỉnh lối sống khoa học để loại bỏ tối đa các nguyên nhân gây nám, cụ thể:
Áp dụng biện pháp chống nắng: Cần bôi kem chống nắng đều đặn mỗi ngày ngay cả khi không ra ngoài đường. Nếu tiếp xúc với ánh nắng thường xuyên, chị em cần bôi kem chống nắng lặp lại sau mỗi 2 tiếng.
Lựa chọn mỹ phẩm kỹ càng: Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm chứa thành phần như Diethanolamine (DEA), Monoethanolamine (MEA), Triethanolamine (TEA), Formaldehyde, dầu khoáng (Mineral oil),… vì có thể gây mòn tế bào da, đứt gãy collagen và elastin tự nhiên, dẫn đến tăng tốc độ lão hoá da và hình thành nám.
Điều trị triệt để các bệnh về da: Các tổn thương viêm trên da nếu không được điều trị tốt có thể dẫn đến tăng sắc tố trên da – tình trạng tăng melanin trong lớp thượng bì gây ra những đốm nâu, xám hoặc xanh trên da.
☛ Đọc thêm: Điều trị nám da bằng laser hiệu quả đến đâu?
Cân bằng nội tiết tố cho cơ thể: Rối loạn nội tiết có thể xảy ra do stress kéo dài, do dùng thuốc hay do biến đổi sinh lý tự nhiên trong các giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh, dậy thì,… Trường hợp này, chị em nên bổ sung các biện pháp giúp cân bằng nội tiết có nguồn gốc tự nhiên, điển hình như Viên uống Oeneva của Dược phẩm Tuệ Linh.
Các loại thuốc tránh thai nói chung đều có khả năng gây rối loạn nội tiết dẫn đến phát triển các vết sạm, nám trên da. Trên thực tế, có rất nhiều biện pháp tránh thai không ảnh hưởng đến nội tiết như: dùng bao cao su, vòng tránh thai không hormon, màng tránh thai,… Chị em nên thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn phương pháp tránh thai phù hợp nhất với mình.