Gọi là “đến tháng” nhưng chu kỳ kinh nguyệt của bạn lại chỉ có 21 ngày. Nếu lo lắng liệu chu kỳ kinh nguyệt 21 ngày có bình thường không, có cần điều chỉnh không, bạn hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.
Nội dung bài viết
1. Chu kỳ kinh nguyệt 21 ngày có bình thường không?
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt của một chu kỳ đến ngày đầu tiên của chu kỳ ngay sau đó. Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài 21 – 35 ngày, trong đó, phổ biến nhất là vào khoảng 28 – 30 ngày.
Đôi khi, có thể có sự thay đổi nhẹ 1 – 2 ngày giữa các chu kỳ. Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày, một chu kỳ tiếp đó lặp lại 30 ngày hay 26 – 27 ngày đều là bình thường. Trong một vài trường hợp, do stress hoặc một số yếu tố bệnh lý, chu kỳ kinh nguyệt có thể đến muộn hơn hoặc bị bỏ lỡ. Khi có sự lên xuống thất thường giữa các chu kỳ (ví dụ 28 – 26 – 30 – 32), có thể bạn đã gặp rối loạn kinh nguyệt, bạn cần tới cơ sở y tế thăm khám để tìm nguyên nhân.
2. Các dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt bất thường
Việc phát hiện những bất thường của chu kỳ kinh nguyệt để kịp thời khám và điều trị là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số dấu hiệu bất thường mà bạn cần biết:
2.1. Vô kinh
Vô kinh là hiện tượng không có kinh nguyệt, chia thành nguyên phát (sau 18 tuổi chưa có kinh) và thứ phát (kinh nguyệt ngưng xuất hiện trong vòng 3 đến 6 tháng). Nguyên nhân vô kinh có thể do:
- Bất thường về sự phát triển bộ phận sinh dục: thiếu một phần hoặc toàn bộ (không có tử cung, không có buồng trứng).
- Buồng trứng kém phát triển, phát triển muộn, dậy thì muộn.
- Dinh dưỡng kém, bệnh tật, cơ thể kém phát triển.
Hỏi đáp: Vô sinh có kinh nguyệt không?
2.2. Bế kinh
Bế kinh là hiện tượng kỳ kinh hàng tháng vẫn diễn ra nhưng máu kinh không được bài xuất do những cản trở mang tính giải phẫu (màng trinh không thủng, âm đạo có vách ngăn, không có âm đạo).
Người bị bế kinh sẽ thấy đau bụng dưới đều đặn 3 – 4 ngày mỗi tháng, sau đó trở lại bình thường. Tuy nhiên, mức độ đau sẽ tăng dần, và sau 5 – 6 lần sẽ xuất hiện một khối trên xương mu. Bế kinh do màng trinh không thủng sẽ thấy nặng, căng tức âm hộ do huyết kinh làm giãn căng màng trinh.
Huyết kinh không thoát ra được sẽ ứ đọng lại làm căng phồng tử cung, tràn lên làm giãn vòi tử cung, phá hủy niêm mạc hai vùng này, cuối cùng gây vô sinh. Mặt khác, huyết kinh ứ đọng cũng tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, viêm ổ bụng.
2.3. Chậm kinh, kinh nguyệt thưa
Kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường diễn ra đều đặn. Khi bạn đột nhiên bị chậm kinh, hoặc kỳ kinh không đến, bạn có thể mang thai hoặc gặp một trong những nguyên nhân dưới đây:
Tập thể dục quá sức hoặc giảm cân nhanh chóng: Việc tập các bài thể dục với cường độ cao liên tục có thể ảnh hưởng tới nồng độ hormon kiểm soát chu kỳ của bạn. Một số chất béo trong cơ thể cũng tham gia sản xuất hormon. Do vậy, khi bạn giảm quá nhiều mỡ, kỳ kinh nguyệt có thể dừng hẳn một vài chu kỳ.
Tăng cân: Khi bạn tăng cân đột ngột, nội tiết tố bị mất cân bằng và chu kỳ kinh nguyệt có thể bị gián đoạn.
Sử dụng thuốc tránh thai liên tục: Một số loại thuốc tránh thai làm tăng lượng hormon sinh dục, do đó có thể làm bạn ngừng kinh nguyệt hoàn toàn.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Tình trạng bệnh lý này kéo theo sự mất cân bằng nội tiết tố, khiến kinh nguyệt không đều và có thể dẫn tới u nang buồng trứng.
Căng thẳng cực độ: Áp lực, stress trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Tiền mãn kinh: Nếu bạn ở giai đoạn tuổi 50, bạn có thể bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ estrogen suy giảm khiến kinh nguyệt xuất hiện thưa dần. Khi kinh nguyệt ngừng trong vòng 12 tháng liên tiếp, bạn đã ở thời kỳ mãn kinh.
Đọc thêm: Làm sao để kinh nguyệt đến sớm hơn?
2.4. Rong kinh, rong huyết, cường kinh
Trung bình, kỳ kinh nguyệt của bạn thường kéo dài 2 đến 7 ngày. Khi kỳ kinh kéo dài quá 7 ngày và (hoặc) lượng máu kinh ra nhiều, bạn có thể gặp một trong các hiện tượng rong kinh, rong huyết, cường kinh.
Rong kinh là hiện tượng kỳ kinh nguyệt kéo dài quá 7 ngày, một cách đều đặn. Rong huyết là hiện tượng ra máu nhiều hơn 7 ngày, nhưng không gắn với chu kỳ kinh nguyệt. Rong kinh kéo dài hơn 15 ngày sẽ chuyển thành hiện tượng rong kinh – rong huyết.
Cường kinh là hiện tượng lượng máu kinh ra nhiều, kéo dài, gây mất nhiều máu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Lượng máu trong kỳ kinh thường khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, nếu bạn cần thay băng vệ sinh nhiều lần – với lượng máu nhiều bất thường, có thể bạn đã bị cường kinh.
Đây là những hiện tượng khá phổ biến, xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Mất cân bằng nội tiết tố: Đa nang buồng trứng hoặc suy giáp có thể làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormon, làm thay đổi nội tiết tố, khiến cho niêm mạc tử cung của bạn dày hơn bình thường, khi bong sẽ khiến máu chảy ra nhiều hơn.
U xơ: Khối u ở trong tử cung có thể làm máu chảy nhiều hơn bình thường.
Lạc nội mạc tử cung: Lạc nội mạc tử cung xuất hiện khi các mô thường lót tử cung phát triển ở các phần khác của khung xương chậu. Các mô đó sưng và bong ra theo chu kỳ hàng tháng. Ở tử cung, chúng có thể bong ra trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, ở những nơi khác, ví dụ như buồng trứng hay ống dẫn trứng, các mô này không thể thoát ra ngoài.
Sử dụng các dụng cụ tránh thai: Vòng tránh thai có tác dụng phụ gây chảy máu nặng, đặc biệt ở thời kỳ đầu sử dụng.
Rối loạn đông máu.
Biến chứng thai kỳ: Chảy máu nhiều có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Nếu hiện tượng này xuất hiện trước khi bạn biết mình mang thai, bạn có thể nhầm lẫn nó với kỳ kinh nguyệt bình thường.
Ung thư: Ung thư tử cung hay ung thư cổ tử cung đều có thể gây chảy máu. Tuy nhiên, chúng thường được chẩn đoán khi bạn đã bước vào thời kỳ mãn kinh.
2.5. Thời gian kỳ kinh nguyệt dài ngắn bất thường
Trung bình, kỳ kinh nguyệt của bạn thường kéo dài 2 đến 7 ngày. Thời gian đó có thể dài hoặc ngắn hơn tùy vào từng người. Nếu kỳ kinh của bạn ngắn hơn hoặc kéo dài một cách bất thường, có thể bạn cần đi khám bác sĩ để tìm lý do. Một số nguyên nhân hay gặp là sử dụng thuốc tránh thai nội tiết tố, thời kỳ tiến mãn kinh, mất cân bằng hormon hoặc u xơ.
2.6. Thống kinh
Trong vòng một đến hai ngày trước khi chu kỳ diễn ra, bạn có thể cảm thấy những cơn co thắt tử cung. Cơn co thắt này giúp đẩy niêm mạc tử cung của bạn ra ngoài. Chúng kéo dài từ hai đến bốn ngày. Với một số phụ nữ, cơn co thắt khá nhẹ và không gây khó chịu. Tuy nhiên, đa phần mọi người sẽ gặp con co thắt mạnh hơn, thường gọi là đau bụng kinh.
Khi cơn đau của bạn nghiêm trọng hơn so với bình thường (thống kinh), bạn có thể nghĩ đến các nguyên nhân như thiếu sắt, canxi, dùng vòng tránh thai, lạc nội mạc tử cung, bệnh viêm vùng chậu hay các bệnh lây qua đường tình dục.
Ngoài đau bụng, do sự thay đổi nồng độ hormon, bạn còn có thể gặp các tình trạng đau đầu, đau lưng, đau vú…
Để giảm đau bụng kinh có nhiều cách khách nhau như uống thuốc, chườm ấm, uống nước dừa, uống mật ong, trà gừng…
2.7. Thiếu máu nhược sắc
Khác với thiếu máu do kinh nguyệt kéo dài hay lượng máu kinh nhiều bất thường, thiếu máu nhược sắc là hiện tượng thiếu máu do mất máu, mất sắt ngay ở kỳ kinh nguyệt bình thường. Để cải thiện, bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt và acid folic, ví dụ như thịt bò, trứng, bông cải xanh và các viên uống.
2.8. Thiếu kinh
Thiếu kinh là hiện tượng máu kinh ra ít với thời gian ngắn, chỉ từ 1 đến 2 ngày. Nguyên nhân thiếu kinh có thể do rối loạn nội tiết sau khi hút thai hay các vấn đề bệnh lý như (tử cung dị tính, dính buồng tử cung, suy buồng trứng, ung thư buồng trứng.
Tìm hiểu thêm: Toplist các đồ uống giúp kinh nguyệt ra nhiều hơn
2.9. Màu sắc máu kinh bất thường
Máu kinh bình thường có màu đỏ tươi. Máu kinh chuyển sang màu sắc bất thường có thể cảnh báo một số rối loạn sinh lý trong cơ thể bạn.
Máu đỏ sẫm, vón cục: Máu màu đỏ sẫm do chứa nồng độ estrogen cao và progesteron thấp. Nó có thể phản ánh sự mất cân bằng hormon nghiêm trọng, hoặc các bệnh u xơ tử cung, polyp tử cung.
Máu đỏ lẫn xám: Bên cạnh màu sắc máu, bạn có thể cảm thấy cả mùi hôi tanh, đồng thời đau bụng dưới dữ dội. Đây là dấu hiệu của các bệnh lý nhiễm trùng.
Máu nâu sẫm: Màu nâu sẫm có thể do máu kinh hòa cùng niêm mạc tử cung, hoặc do sự oxy hóa của máu khi còn trong cơ thể. Đây là hiện tượng không đáng lo ngại và diễn ra khá thường xuyên.
Máu màu hồng: Khi lượng estrogen giảm, máu kinh thường có màu hồng. Nguyên nhân có thể do tập luyện quá sức, tiền mãn kinh hoặc buồng trứng đa nang.
Máu màu nhạt như nước: Máu màu nhạt như nước có thể là triệu chứng của thiếu máu mức độ nặng. Nếu hiện tượng này kéo dài trong vài chu kỳ, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.
3. Cách điều hòa chu kỳ kinh nguyệt
Các dấu hiệu kinh nguyệt bất thường biểu hiện cho nhiều vấn đề bệnh lý khác nhau, và mỗi bệnh lại có phương pháp điều trị riêng biệt nên bạn cần phải đi khám và nghe theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số cách điều hòa kinh nguyệt thường được áp dụng.
3.1. Dùng thuốc điều trị
Các loại thuốc điều điều trị kinh nguyệt không đều bao gồm:
- Thuốc kiểm soát sinh sản nội tiết tố: Thuốc tránh thai chứa proestin hoặc kết hợp giữa estrogen và proestin.
- Acid tranexamic.
- Thuốc giảm đau: Ibuprofen, Paracetamol.
- Thuốc kháng sinh: Được kê khi nguyên nhân chảy máu là do nhiễm trùng.
- Thuốc chủ vận hormon giải phóng Gonadotropin.
3.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Sự thay đổi cân nặng bất thường, lối sống thiếu vận động có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Để điều hòa lại, bạn cần thay đổi và duy trì lối sống lành mạnh bằng cách ăn những thực phẩm bổ dưỡng, nghỉ ngơi điều độ và tập thể dục đều đặn.
Trong trường hợp bạn muốn giảm cân, hãy giảm cân một cách từ từ thay vì ăn kiêng làm giảm đột ngột lượng calo và thức ăn nạp vào.
Xem thêm: Các loại nước ép tốt trong chu kỳ kinh nguyệt
3.3. Sử dụng viên uống điều hòa nội tiết Oeneva
Thay vì các loại thuốc trị kinh nguyệt không đều, bạn có thể điều hòa kinh nguyệt bằng cách sử dụng viên uống nội tiết Oeneva hàng ngày.
Oeneva chứa các thành phần chính là Dầu hoa anh thảo Oenothera chuẩn hóa châu Âu, chứa hàm lượng cao Gamma – linolenic acid (GLA), có nhiều tác dụng như làm sạch mụn, cải thiện da và điều hòa nội tiết. Thử nghiệm lâm sàng(1) đã chứng minh dầu hoa anh thảo giúp giảm thiểu các cơn đau trong kỳ kinh nguyệt và giảm thiểu cả những cơn bốc hỏa.
Ngoài ra, sản phẩm còn chứa dầu hạt lanh, vitamin E và Alpha Lipoic Acid. Các nguyên liệu đều có nguồn gốc thiên nhiên, đã được chuẩn hóa, có hàm lượng cao, giúp cân bằng sinh lý nữ, điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do suy giảm nội tiết tố ở nữ giới như da xấu, tóc khô, yếu sinh lý.
Chu kỳ kinh nguyệt 21 ngày là hoàn toàn bình thường, nếu chúng diễn ra đều đặn. Tuy nhiên, nếu chu kỳ không đều hoặc gặp phải các rối loạn khác, bạn cần tìm đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các vấn đề nội tiết, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 1190, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Đặt mua Viên uống nội tiết Oeneva về tận nhà bạn TẠI ĐÂY