Nếu bạn lo lắng về việc kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến thói quen chạy bộ của mình. Hãy đọc bài viết này để rõ hơn có nên chạy bộ khi có kinh nguyệt, cần lưu ý những gì đặc biệt không nhé!
Nội dung bài viết
Có nên chạy bộ khi có kinh nguyệt?
Rất nhiều lý do, bạn gái có thể cảm thấy muốn bỏ tập thể dục trong kỳ kinh nguyệt. Từ việc mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng dẫn đến lười vận động đến việc sợ chạy bộ ảnh hưởng đến thể trạng không tốt trong những ngày này.
CÓ,
Thực tế bạn vẫn có thể thực hiện các hoạt động thể thao như chạy bộ an toàn trong thời kỳ kinh nguyệt. Tập thể dục hoặc thực hiện nhiều loại hoạt động thể chất khác, bao gồm cả chạy bộ trong kỳ kinh nguyệt, thực sự có thể giúp giảm bớt sự khó chịu và cải thiện tâm trạng của bạn gái.
Duy trì thói quen chạy bộ có thể làm giảm bớt một số triệu chứng đi kèm với kinh nguyệt. Cụ thể chạy bộ trong kỳ kinh nguyệt đem lại lợi ích:
- Cải thiện tâm trạng: chạy bộ trong thời kỳ kinh nguyệt có thể giải phóng endorphin tự nhiên, giúp cải thiện tâm trạng và hoạt động như một loại thuốc giảm đau tự nhiên.
- Giảm bớt triệu chứng khó chịu: chạy bộ cũng có thể làm tăng lưu thông máu, thúc đẩy lưu lượng oxy và có thể giảm thiểu đầy hơi hoặc chướng bụng – triệu chứng khó chịu mà các bạn gái thường gặp trong những ngày “ấy”.
NHƯNG,
Mỗi bạn gái có thể cảm thấy khác nhau trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt. Đó là lý do tại sao có phần nhưng này. Điều chỉnh cường độ và thời lượng chạy bộ theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng thay vì chạy bộ nếu bạn thấy cần giữ sức.
Nếu bạn đang bị kinh nguyệt nhiều hoặc chuột rút, bạn có thể lên lịch chạy bộ vào một ngày khác.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy sẵn sàng – hãy cứ chạy bộ! và cần đảm bảo những vấn đề như uống đủ nước và giãn cơ trước và sau khi hoạt động để giảm đau nhức. Đọc chi tiết ở phần lưu ý bên dưới nhé.
☛ Tìm hiểu thêm: Có nên tập thể dục khi có kinh nguyệt?
Những lưu ý để thoải mái hơn với chạy bộ khi có kinh nguyệt
Như đã nói ở trên, chạy bộ là một hoạt động thể thao có lợi cho sức khỏe và tinh thần của phụ nữ, kể cả khi có kinh nguyệt. Tuy nhiên, để chạy bộ hiệu quả và an toàn trong những ngày đèn đỏ, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Chuẩn bị kĩ hơn
Không chỉ là trang phục mà còn cả “phụ tùng” những ngày ấy nữa. Hãy dự trữ trong túi tập thể dục những sản phẩm dành cho kỳ kinh nguyệt như băng vệ sinh hoặc miếng lót cũng như một số thuốc giảm đau như ibuprofen. Những thứ này có thể dùng tới khi có “sự cố” bất ngờ.
Về băng vệ sinh: Chọn sản phẩm giúp bạn cảm thấy thoải mái và được bảo vệ tốt nhất trong quá trình tập luyện. Bạn nên chọn loại băng vệ sinh mỏng, thấm hút tốt, không gây kích ứng da. hoặc bạn cũng có thể sử dụng cốc nguyệt san, một dụng cụ hỗ trợ tiện lợi và an toàn cho phụ nữ khi chạy bộ trong kỳ kinh nguyệt
Về quần áo: Bạn nên chọn quần áo thoáng mát, thoải mái, phù hợp với thời tiết và cơ thể của bạn.
Khởi động trước khi chạy
Bạn nên làm nóng cơ thể bằng các bài tập khởi động nhẹ nhàng, như xoay cổ, vai, tay, chân, đùi, háng, bụng… để tránh chấn thương và chuột rút. Việc giãn cơ cũng có thể giúp giảm chứng chuột rút trong kỳ kinh nguyệt.
Điều chỉnh cường độ và thời lượng
Bạn có thể cân nhắc điều chỉnh cường độ và thời lượng chạy bộ sau bước khởi động. Khởi động giúp bạn lấy lại năng lượng vốn có. Bạn nên điều chỉnh cường độ và thời lượng chạy bộ theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt cũng như tình trạng sức khỏe của mình. Chẳng hạn như:
- Ngày đầu tiên của kinh nguyệt thường mệt hơn các ngày khác: Bạn nên chạy bộ ở cường độ vừa phải, không quá 30 phút.
- Ngày thứ hai đến thứ tư, năng lượng bạn đã khá hơn ngày đầu. Bạn có thể chạy bộ ở cường độ thấp, có thể kéo dài hơn 30 phút hay có thể đi bộ nhanh.
- Ngày thứ năm trở đi, chuẩn bị kết thúc kỳ kinh, năng lượng của bạn dần trở về mức vốn có. Bạn có thể chạy bộ ở cường độ cao hơn với quãng đường ngắn dài tùy theo sức khỏe mà bạn cảm thấy.
Điều này là hoàn toàn phụ thuộc vào cảm giác, độ sẵn sàng của bạn mà không áp theo một quy định cụ thể nào cả. Bạn có thể chạy bộ nếu muốn hoặc có thể là đi bộ nhẹ nhàng. Cường độ thấp hơn hoặc giảm bớt thời gian chạy bộ là do bạn tùy chỉnh.
☛ Tìm hiểu chi tiết về: Các mức độ đau bụng kinh
Chỉ nên chạy bộ khi bạn sẵn sàng
Mặc dù tập thể dục trong kỳ kinh là tốt cho sức khỏe và có thể giúp cải thiện các triệu chứng thông thường liên quan đến kỳ kinh, nhưng bạn nên để bản thân nghỉ ngơi khi không cảm thấy tập luyện. Bạn nên lắng nghe cơ thể của mình và chỉ chạy bộ khi bạn cảm thấy khỏe mạnh và thoải mái.
Bạn có thể lựa chọn tắm thư giãn hoặc cuộn tròn với một tách trà và một cuốn sách. Đơn giản chỉ là để cơ thể bạn nghỉ ngơi nạp lại năng lượng.
Nếu bạn bị đau bụng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, xuất huyết quá nhiều hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bạn nên dừng chạy và nghỉ ngơi hoặc đi khám bác sỹ.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Đau bụng kinh như gãy xương: cẩn thận với sức khỏe!
Đừng quên uống bù nước
Và cuối cùng, đừng quên uống bù nước sau khi tập thể dục. Bạn nên uống đủ nước bù đắp lượng nước mất đi do mồ hôi và kinh nguyệt.
Một số bài tập thể dục nên và không nên cho bạn gái khi có kinh nguyệt
Nên
Bên cạnh chạy bộ, bạn có thể chọn tập các bài tập có cường đồ thấp phù hợp với bạn gái khi có kinh nguyệt như:
Tập yoga: Đây là một bài tập nhẹ nhàng, giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng, cân bằng nội tiết tố và tăng cường sức mạnh cơ bắp. Bạn nên chọn những động tác yoga phù hợp với tình trạng cơ thể của mình, như động tác cúi người, xoay người, duỗi cơ, nâng hông. (☛ Tìm hiểu chi tiết: 8 bài tập yoga giảm đau bụng kinh hiệu quả cho chị em)
Tập thể dục nhẹ nhàng: Đây là bài tập giúp bạn nâng cao tâm trạng, giải phóng endorphin, tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt của cơ thể. Bạn nên chọn những bài tập thể dục nhịp điệu phù hợp với khả năng và sở thích của mình, như nhảy dây, nhảy zumba, nhảy aerobic, nhảy hiphop…
Đi bộ nhẹ nhàng: Đi bộ nhẹ nhàng là cường độ nhẹ hơn so với chạy bộ và được nhiều bạn gái lựa chọn trong kỳ kinh nguyệt. Nhẹ nhàng và phù hợp cho bạn gái kể cả những ngày mệt mỏi.
Không nên
Khi có kinh nguyệt bạn gái không nên tập những bài tập có cường độ mạnh như:
- Chạy nước rút
- Aerobic có cường độ mạnh
- Gym với tạ nặng
- …
Tập quá sức không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi. Những bài tập này có thể làm cho cơ thể bạn mệt mỏi, khó thở, và tăng tác động xấu cho chu kỳ kinh nguyệt. Bạn nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với cơ thể, và lắng nghe cảm giác của mình khi tập thể dục.
Tóm lại, bài viết trả lời thắc mắc xoay quanh việc: Có nên đi bộ khi có kinh nguyệt không?. Bạn hoàn toàn có thể chạy bộ khi có kinh nguyệt nhưng có giảm cường độ so với ngày thường. Chúc bạn sức khỏe!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/exercise-during-period
- https://flo.health/menstrual-cycle/lifestyle/fitness-and-exercise/running-on-periods